iPod Classic đã không còn, nhưng sẽ không bao giờ bị lãng quên!

Chủ nhật, 14/09/2014, 09:17 GMT+7


iPod Classic hiện đã không còn được Apple chính thức bán trên cửa hàng của mình.

 

 

 

Đây là dòng máy nghe nhạc lâu đời nhất của Apple vẫn còn được bán ra cho đến ngày hôm qua. Máy có bộ nhớ trong 160 GB và dùng thiết kế bánh xe xoay kết hợp các nút bấm điều khiển, vốn là một trong những thứ làm nên hình ảnh của dòng máy nghe nhạc iPod nổi tiếng. Giờ đây, khi Classic đã chấm dứt vòng đời của mình, cây bút Mat Honan của trang Wired đã có một bài viết rất hay để đánh dấu sự kiện này, mời các bạn cùng xem qua nhé.

2588449_iPod_Classic

Bạn có bao giờ yêu một chiếc xe chưa? Có thể đó là chiếc xe cũ kĩ bạn từng lái hàng trăm nghìn dặm, hoặc có thể đó chỉ đơn giản là chiếc xe đầu tiên của bạn: nơi bạn uống chai bia đầu tiên và cũng là nơi bạn có nụ hơn đầu đời. Bạn có thể yêu một chiếc xe thật lâu miễn là bạn không làm hỏng nó. Và nếu bạn sẵn lòng bảo trì nó, bạn có thể lái nó mãi mãi. Có thể đến một ngày chiếc xe sẽ trở nên cũ đến nỗi bạn sẽ nhận được những cái nhìn thích thú của những đứa nhỏ khi bạn ra phố trong một chiếc xe hoài cổ hấp dẫn.

Nhưng đây không phải là những gì đang diễn ra với đồ công nghệ - ngay cả với nhiều người trong chúng ta, những đồ công nghệ thậm chí còn quan trọng hơn cả những chiếc xe cũ.

Các món đồ công nghệ đến và đi khỏi cuộn sống của con người. Công nghệ tiến tới phía trước nhanh đến nỗi nếu như bạn có thể thay thế một linh kiện bị hỏng thì việc đó cũng chẳng có ý nghĩa gì - mà thường bạn chẳng thay thế được đâu. Theo thời gian, mạng lưới sử dụng cũng như dịch vụ của những thiết bị đó cũng dần dần biến mất. Thiết bị nào rồi cũng chết, đó là sự thật, ngay cả với một thứ mà chúng ta rất yêu quý.

Vào những năm cuối của thập niên 90, có một định dạng nhạc mới hết sức điên rồ là MP3. Nó không phải là một định dạng âm thanh tốt nhất, nhưng nó đủ tốt. Nó được nén theo cách để dễ download từ trên mạng về, và nghe tốt với hầu hết những người bình thường. Bỗng nhiên, bạn có thể tải về cả một album nhạc vào máy tính của mình. Và, ít nhất đối với tôi, những bài nhạc đó là miễn phí (bởi vì tôi đã tải lậu nó).

Kể từ lần đầu tiên xuất hiện, việc thưởng thức nhạc thật sự là một món đắt đỏ. Bạn phải làm việc cật lực để có tiền trả cho đĩa CD hay băng cassette hoặc các đĩa vinyl. Ngay cả băng trống cũng tốn tiền. Chính điều đó dẫn đến việc bạn phải đưa ra lựa chọn cho mình, bởi vì bạn không thể có hết tất cả những bài hát bạn thích được. Bộ sưu tập nhạc của bạn định nghĩa nên bản thân bạn. Đó là nhạc của bạn.

Thế rồi Internet ra đời và cho chúng ta những thứ như FTP (một giao thức truyền tải tập tin), Napster và rất rất nhiều nơi để ăn trộm bài nhạc. Chúng cũng rất phù hợp với sự thay đổi về tư tượng trong thiên niên kỉ mới. Thông tin phải là miễn phí! Và nhạc, được sắp xếp như những tập tin kĩ thuật số, cũng chỉ là thông tin mà thôi. Giờ thì chúng ta có thể có một nguồn cung âm nhạc không giới hạn.

2588452_creative_technologynomad_jukebox

Một chiếc máy chơi nhạc to của Creative trước khi iPod ra đời​

Với phần lớn chúng ta, MP3 khi đó vẫn chỉ là một thứ để phát triển máy tính. Thực chất đã có một vài nỗ lực nhằm phá bỏ điều đó - những chiếc máy flash nhỏ gọn chỉ có thể chứa khoảng 1 album, hoặc những máy jukebox sử dụng ổ cứng nhưng lại quá to và quá dễ hỏng. Tất cả bọn chúng đều quá tệ.

Rồi vào một ngày tháng 10 năm 2001, Apple mời rất nhiều nhà báo đến xem một thứ mới mà hãng đang chuẩn bị ra mắt. Lúc đó tôi đang làm việc cho tờ Macworld. Tất cả chúng tôi đều biết rằng đó sẽ là một thứ liên quan đến âm nhạc, và thậm chí nhiều người còn kì vọng rằng đó sẽ là một chiếc máy chơi nhạc MP3. Tôi nhớ rằng tôi rất muốn đi, nhưng rồi phải ghen tị với những người được chọn để đưa tin về sự kiện đó. Đây là một sự hấp dẫn và bí ẩn. Apple sẽ làm gì? Liệu họ sẽ ra mắt những thứ nhỏ gọn hay một máy jukebox to đùng?

2588451_iPod_2001

Lúc đó bài thuyết trình của Apple không phải là vấn đề lớn. Chắc chắn rằng nó vẫn tuyệt vời. Steve Jobs khi đó đã làm tốt việc mà ông nổi tiếng khi làm, nhưng lúc đó chủ yếu ông nói về Mac và OS X vốn chẳng ai quan tâm ngoại trừ những người đam mê công nghệ.

Nhưng sự kiện iPod đó - sự kiện về nhạc của Apple - đã thay đổi mọi thứ về sau, cho Apple và cả cho chúng tôi nữa. Bởi vì như Steve Jobs nói vào ngày hôm, "bạn có thể đặt vừa cả thư viện nhạc vào trong túi của mình. Điều này chưa từng khả thi trước đây".

Ôi. Mẹ. Ơi!

Những phóng viên khác quay trở về với những chiếc máy nghe nhạc MP3 trắng trong tay, đi kèm theo đó là những hộp đĩa CD to. Apple đã tải sẵn nhạc của ban nhạc Real Bands vào những chiếc iPod tặng cho phóng viên đem về, tuy nhiên họ không thể chỉ cho không iPod và các file MP3 một cách hợp pháp trừ khi Apple mua kèm theo một đĩa CD. Vậy là mọi người có đến 2 bản copy của một album: một cái trên iPod, và một cái trên đĩa. Nhiều người thậm chí còn chẳng thèm giữ lại cái đĩa CD, họ quăng chúng thành một đống trong phòng làm việc kìa.

Không ai từng chứng kiến điều gì tương tự như chiếc iPod trước đây. Nó có ổ cứng 5GB gói gọn bên trong một thiết bị có kích cỡ chỉ bẳng bao thuốc lá. Tôi thậm chí còn không biết rằng có ai đó sản xuất ổ cứng nhỏ đến mức đó vào thời điểm năm 2001. Để duyệt qua những bài nhạc của mình, iPod có một cái bánh xe cho phép bạn click và click và clickckckckckckckckckckck để chạy qua hàng nghìn, hàng nghìn bài hát khác nhau.

Giá của iPod lúc đó là 400$. Vượt khỏi tầm tay của tôi, một khoảng dài (tôi chỉ mới là một biên tập viên nhỏ tuổi tại Macworld lúc ấy và đang cố gắng trả tiền thuê nhà tại San Francisco). Nhưng tôi vẫn tiết kiệm và tiết kiệm tiền cho đến khi nào tôi có thể mua được một cái.

Rồi bỗng nhiên, chúng có mặt ở khắp nơi. Những cặp tai nghe trắng có mặt trên xe buýt, trên máy bay, trên tất cả mọi con phố mà tôi đi qua, và trong mọi thành phố ở nước Mỹ này. Đôi khi bạn đi đến những bữa tiệc, người chủ sẽ để chiếc iPod cắm vào loa để mọi người có thể tự mình chọn bài hát phù hợp. Chỉ việc xoay xoay cái bánh xe và rock cả bữa tiệc!

Rồi âm nhạc thay đổi. Apple bị chỉ trích nhiều vì khuyến khích cho nạn ăn cắp nhạc trở nên phổ biên hơn. Nhưng ai lại đi mua 10.000 bản nhạc cơ chứ? Thế rồi Apple tạo ra cửa hàng nhạc của riêng mình, và dần dần, dần dần chúng ta lại bắt đầu mua nhạc trở lại. Nhạc của chúng ta, những bài hát của chúng ta. Thế là chúng ta bước vào kỉ nguyên của những bài hát đơn và playlist. Từng bài nhạc trở nên quan trọng, không phải là cả album như trước nữa. Cả một thể loại âm nhạc thu gọn vào trong cái "dạ dày" của playlist.

2588454_iTunes

Chúng ta làm ra những playlist có thể nói lên cuộc sống của chúng ta vào thời điểm hiện tại. Nhìn vào iPod của một ai đó cũng giống như nhìn vào tâm hồn của họ. Thông qua những bài hát bạn có thể biết được họ là ai. Bạn có thể họ rất tinh tế hay thô kệnh, bạn có thể nhìn vào playlist để nói ngay một người đang yêu hay vừa thất tình. Bạn có thể thấy được cuộc sống nội tâm của một người rõ hơn trước đây rất nhiều.

Trong vòng 10 năm, chiếc iPod của tôi đã là một người bạn đồng hành liên tục. Nó theo tôi trên mọi nẻo đường, đi qua những nơi hoang dã nhất. Nó chạy với tôi, nó cùng bơi với tôi (trong một cái case chống nước, chắc chắn rồi). Tôi nghe những bài nhạc buồn gợi nhớ về những người trong gia đình hoặc bạn bè đã không còn bên tôi nữa. Tôi làm một playlist cho vợ tội để nghe khi sinh đứa con đầu lòng của chúng tôi, và mang chiếc iPod đến bệnh viên. Tôi cầm iPod đến đám cưới của một người bạn ở tận Đan Mạch, nơi mà họ đã tiết kiệm được một khoảng tiền lớn thuê DJ bởi họ có thể phát 4 tiếng nhạc ngay từ chiếc iPod tôi mang tới. Và bởi vì bữa tiệc kéo dài cả đêm, chúng tôi phát lại nó một lần nữa.

Mọi người phát mọi bản nhạc hết lần này đến lần khác.

Và giờ iPod đã chết. Biến mất khỏi Apple Store. Biến mất, trong khi chúng ta đang bận nhìn vào những cái đồng hồ hào nhoáng.

Theo nhiều khía cạnh khác nhau, chúng ta đang không chỉ nhìn thấy cái chiếc của iPod Class, mà là cái chết của máy chơi nhạc cá nhân nói chung. Giờ đây người ta đã có điện thoại và các ứng dụng. Tất cả mọi thứ đều là một cái máy ảnh. Thời của những thiết bị với một mục đích sử dụng đã qua - và nó cuốn theo tất cả những ý niệm mà nó từng mang trong mình. Âm nhạc không còn là thứ dùng để định nghĩa mọi người nữa.

Sẽ sớm không còn những thứ gọi là thư viên âm nhạc của bạn. Sẽ không có thứ gọi là bài hát của bạn. Chúng ta đã lầm! Thông tin không muốn được miễn phí, nó muốn trở thành một thứ hàng hóa. Nó muốn được đóng gọi vào trong những app với sự khác biệt nằm ở giao diện và mô hình thu phí. Thông tin muốn được thuê (thông qua các dịch vụ truyền nhạc trực tuyến). Nó không muốn tiết lộ thứ gì quá cá nhân, bởi vì chúng ta sẽ phát nó lên Facebook và có lẽ sẽ mở một tab riêng tư khi cần nghe những thứ làm chúng ta cảm thấy "phê" trong giờ làm để sếp không thấy điều đó.

Tôi có một chiếc iPod Classic trong xe của mình. Nó là chiếc iPod kích thước đầy đủ thứ ba mà tôi có, và nếu có thể, tôi sẽ giữ nó mãi mãi. Nhưng rõ ràng là không có cách nào để bảo trì nó cả. Rồi đến một ngày nó cũng sẽ chết. Ổ cứng nhỏ nhỏ bên trong máy sẽ ngừng hoạt động, và chết. Tất cả mọi thứ sẽ biến mất. Tôi đoán, có lẽ nó đã đi rồi - ra đi được vài năm rồi đấy chứ.

Tôi nhớ cái thời mà chúng ta vẫn được định nghĩa bằng âm nhạc của chúng ta. Khi mà nhạc của chúng ta vẫn là của chúng ta. Tôi nhớ thời trẻ của tôi, với tâm trí toàn những thứ độc đáo; thời mà tôi và bạn bè có những sợi cáp trắng chạy từ trên cổ xuống, thời mà tôi có những bài nhạc tải lậu trong túi. Sẽ không bao giờ có một app nào cho điều đó.

Nguồn: Wired​


Người viết : Nguyen Duy

Giới hạn tin theo ngày :    

Kết nối facebook
Thống kê truy cập
 
Hiện có :   khách online